Cục kê bê tông

TIÊU CHUẨN SỬ DỤNG CỤC KÊ BÊ TÔNG

Trong thực tế thi công thì lấy theo quy định trong bản vẽ thiết kế thi công hoặc chỉ dẫn kỹ thuật thi công của công trình, ngoài ra bạn có thể tham khảo theo TCXDVN 356 : 2005 KẾT CẤU BÊ TÔNG VÀ BÊ TÔNG CỐT THÉP – TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ lớp bê tông được xác định như sau:
Lớp bê tông bảo vệ: là lớp bê tông có chiều dày tính từ mép cấu kiện đến bề mặt gần nhất của thanh cốt thép.

cục-kê-bê-tông

(Hình ảnh minh họa: Cục kê dùng cho sàn)
6.1        Lớp bê tông bảo vệ

6.1.1            Lớp bê tông bảo vệ cho cốt thép chịu lực cần đảm bảo sự làm việc đồng thời của cốt thép và bê tông trong mọi giai đoạn làm việc của kết cấu, cũng như bảo vệ cốt thép khỏi tác động của không khí, nhiệt độ và các tác động tương tự.

6.1.2            Đối với cốt thép dọc chịu lực (không ứng lực trước, ứng lực trước, ứng lực trước kéo trên bệ), chiều dày lớp bê tông bảo vệ cần được lấy không nhỏ hơn đường kính cốt thép hoặc dây cáp và không nhỏ hơn:

–       Trong bản và tường có chiều dày:

+  từ 100 mm trở xuống:……………………………… 10 mm (15 mm)

+ trên 100 mm:………………………………………….. 15mm (20 mm)

–       Trong dầm và dầm sườn có chiều cao:

+  nhỏ hơn 250 mm:…………………………………….. 15mm (20 mm)

+  lớn hơn hoặc bằng 250 mm:……………………….. 20mm (25 mm)

–       Trong cột: ……………………………………………………. 20mm (25 mm)

–       Trong dầm móng: …………………………………………. 30mm

–       Trong móng:

+ lắp ghép: …………………………………………………… 30mm

+ toàn khối khi có lớp bê tông lót:…………….  …….. 35mm

+ toàn khối khi không có lớp bê tông lót:……..  ….. 70mm

CHÚ THÍCH:

  1. Giá trị trong ngoặc (…) áp dụng cho kết cấu ngoài trời hoặc những nơi ẩm ướt.
  2. Đối với kết cấu trong vùng chịu ảnh hưởng của môi trường biển, chiều dày lớp bê tông bảo vệ lấy theo quy định của tiêu chuẩn hiện hành TCXDVN 327 : 2004.

Trong kết cấu một lớp làm từ bê tông nhẹ và bê tông rỗng cấp B7,5 và thấp hơn, chiều dày lớp bê tông bảo vệ cần phải không nhỏ hơn 20 mm, còn đối với các panen tường ngoài (không có lớp trát) không được nhỏ hơn 25 mm.

Đối với các kết cấu một lớp làm từ bê tông tổ ong, trong mọi trường hợp lớp bê tông bảo vệ không nhỏ hơn 25 mm.

Trong những vùng chịu ảnh hưởng của hơi nước mặn, lấy chiều dày lớp bê tông bảo vệ theo quy định trong các tiêu chuẩn tương ứng hiện hành.

6.1.3            Chiều dày lớp bê tông bảo vệ cho cốt thép đai, cốt thép phân bố và cốt thép cấu tạo cần được lấy không nhỏ hơn đường kính của các cốt thép này và không nhỏ hơn:

–       khi chiều cao tiết diện cấu kiện nhỏ hơn 250 mm:…………. 10mm (15 mm)

–       khi chiều cao tiết diện cấu kiện bằng 250 mm trở lên:……. 15 mm (20 mm)

CHÚ THÍCH:

  1. Giá trị trong ngoặc (…) áp dụng cho kết cấu ngoài trời hoặc những nơi ẩm ướt.
  2. Đối với kết cấu trong vùng chịu ảnh hưởng của môi trường biển, chiều dày lớp bê tông bảo vệ lấy theo quy định của tiêu chuẩn hiện hành TCXDVN 327 : 2004.

Trong các cấu kiện làm từ bê tông nhẹ, bê tông rỗng có cấp không lớn hơn B7,5 và làm từ bê tông tổ ong, chiều dày lớp bê tông bảo vệ cho cốt thép ngang lấy không nhỏ hơn 15 mm, không phụ thuộc chiều cao tiết diện.

6.1.4            Chiều dày lớp bê tông bảo vệ ở đầu mút các cấu kiện ứng lực trước dọc theo chiều dài đoạn truyền ứng suất (xem điều 5.2.2.5) cần được lấy không nhỏ hơn:

–       đối với thép thanh nhóm CIV, A-IV, A-IIIB:…………………………………. 2d

–       đối với thép thanh nhóm A-V, A-VI, AT-VII:………………………………… 3d

–       đối với cốt thép dạng cáp:……………………………………………………… 2d

(ở đây, d là đường kính danh nghĩa của thanh cốt thép, tính bằng mm).

Ngoài ra, chiều dày lớp bê tông bảo vệ ở vùng nói trên cần phải không nhỏ hơn 40 mm đối với tất cả các loại cốt thép thanh và không nhỏ hơn 30 mm đối với cốt thép dạng cáp.

Cho phép lớp bê tông bảo vệ cốt thép căng có neo hoặc không có neo tại tiết diện ở gối được lấy giống như đối với tiết diện ở nhịp trong các trường hợp sau:

  1. a)    đối với cấu kiện ứng lực trước có các lực gối tựa truyền tập trung, khi có các chi tiết gối tựa bằng thép và cốt thép gián tiếp (cốt thép ngang bằng lưới thép hàn hoặc cốt thép đai bao quanh cốt thép dọc) đặt theo các chỉ dẫn trong điều 8.12.9.
  2. b)   trong các bản, panen, tấm lát và móng cột của các đường dây tải điện khi đặt thêm các cốt thép ngang bổ sung ở đầu mút cấu kiện (lưới thép, cốt thép đai kín) theo quy định ở điều 8.12.9.

6.1.5            Trong các cấu kiện có cốt thép dọc ứng lực trước căng trên bê tông và nằm trong các ống đặt thép, khoảng cách từ bề mặt cấu kiện đến bề mặt ống cần lấy không nhỏ hơn 40 mm và không nhỏ hơn bề rộng ống đặt thép, ngoài ra, khoảng cách nói trên đến mặt bên của cấu kiện không được nhỏ hơn 1/2 chiều cao của ống đặt thép.

Khi bố trí cốt thép căng trong rãnh hở hoặc ở bên ngoài tiết diện, chiều dày lớp bê tông bảo vệ được tạo thành sau đó nhờ phương pháp phun vữa hoặc các phương pháp khác phải lấy không nhỏ hơn 30mm.

6.1.6            Để đảm bảo đặt dễ dàng nguyên các thanh cốt thép, lưới thép hoặc khung thép vào ván khuôn dọc theo toàn bộ chiều dài (hoặc chiều ngang) của cấu kiện, đầu mút của các thanh cốt thép này cần đặt cách mépcấu kiện một khoảng là:

–       đối với cấu kiện có kích thước dưới 9 m:………………………………….. 10mm

–       đối với cấu kiện có kích thước dưới 12 m:………………………………… 15mm

–       đối với cấu kiện có kích thước lớn hơn 12 m:…………………………….. 20 mm

6.1.7            Trong cấu kiện có tiết diện vành khuyên hoặc tiết diện hộp, khoảng cách từ các thanh cốt thép dọc đến bề mặt bên trong của cấu kiện cần phải thoả mãn các yêu cầu ở điều 8.3.2 và 8.3.3

con-kê-bê-tông

( Hình ảnh minh họa: Cục kê dùng Cột – Tường – Dầm)